Trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất, cơ khí, điên tử, ô tô, dầu khí, tàu thủy, máy móc…thì ngành sơn công nghiệp đã phủ rộng khắp nơi. Với sứ mệnh làm đẹp, bảo vệ các bề mặt sản phẩm, nhằm chống mài mòn, kháng hóa chất, chống cháy, tạo độ cứng và bền cho bề mặt. Sau đây chúng ta sẽ được tìm hiểu rõ hơn về ngành sơn phổ biến hiện nay.
Sơn là gì?
Sơn là một hệ hỗn hợp đồng nhất được cấu tạo bởi các thành phần chính là chất tạo màng, bột độn, bột màu, dung môi và một số phụ gia khác. Sơn sau khi phủ một lớp mỏng lên một số bề mặt sẽ tạo thành một sơn màng cứng bám trên bề mặt vật liệu. Sơn là vật liệu được sử dụng phổ biến trong bảo vệ, tạo màu hoặc tạo kết cấu cho các bề mặt vật liệu. Sơn có thể mua ở các cửa hàng đại lý sơn với nhiều màu sắc, nhiều loại sơn khác nhau đáp ứng các yêu cầu khác nhau.
Thành phần của sơn gồm những gì?
Trên thị trường hiện nay, các gốc sơn đều là gốc dầu hoặc gốc nước. Và mỗi loại sẽ có một đặc điểm riêng biệt nhưng đều có đầy đủ các thành phần sau đây.
Chất tạo màng
Chất tạo màng là một dạng dung dịch nhũ tương của các polyme sẽ chuyển thành mảng sơn sau quá trình đóng rắn và khô lại, bao gồm dầu khô hoặc bán khô, nhựa thiên nhiên, nhựa tổng hợp. Đây là thành phần chính của sơn, quyết định tính chất màng sơn, thường được gọi là sơn gốc.
Bột màu
Bột màu là các chất rắn thường ở dạng bột mịn và đa dạng màu sắc. Đây là thành phần chính tạo màu sắc cho màng sơn. Phần lớn bột màu không hòa tan trong chất tạo màng và dung môi mà nó có khả năng phân tán trong dung môi và chất tạo màng. Phụ gia bột màu công nghiệp này được cấu tạo từ các chất hóa học, qua quá trình tổng hợp và lọc bán thành phẩm, sản phẩm được nén thành bột có màu sắc đa dạng. Bột màu này được pha vào quá trình sản xuất sơn để tạo màu sắc cho các loại sơn trên thị trường hiện nay.
Trên thị trường, bột màu có 2 loại:
- Bột màu vô cơ: có màu đỏ, vàng, nâu, đen
- Bột màu hữu cơ: tất cả các màu, Titanium dioxide
Cả hai loại đều có tính năng che phủ, tạo màu, bảo vệ chất tạo màng không bị lão hóa bởi tia UV.
Chất độn
Chất độn cũng tương tự như bột mà, là chất rắn không hòa tan. Tuy nhiên, khác với bột màu, chất độn trong sơn đóng vai trò tăng độ bền cho màng sơn, làm cho vật liệu sơn ổn định hơn và vai trò lớn nhất là giúp giảm giá thành của sơn thành phẩm.
Dung môi
Dung môi hay còn gọi là thinner pha sơn với mục đích làm giảm bớt độ nhớt của hỗn hợp. Dung môi pha sơn thường được dùng rộng rãi trong sơn công nghiệp, quá trình thời gian khô của sơn phụ thuộc vào hàm lượng dung môi. Lưu ý cần phải tuân thủ mức độ tỷ lệ pha dung môi để mang lại hiệu quả tốt cho màng sơn.
Phụ gia
Phụ gia là thành phần đặc biệt của sơn. Nó được sử dụng với số lượng nhỏ nhằm thêm các đặc tính và phẩm chất cho sơn. Các loại phụ gia trong sơn như:
- Chất thấm ướt bề mặt
- Chống sủi bọt
- Chống kết tủa
- Chống tạo màng
- Chống chảy
- Chất xúc tiến
- Chống tia cực tím…
Phân loại sơn
Trên thị trường sơn thường được phân loại theo thành phần cấu tạo màng sơn:
Sơn 1 thành phần
Sơn 1 thành phần là sơn chỉ chứa 1 gốc nhựa trong thành phần màng sơn, trong thành phần của sơn này là sự kết hợp từ nhựa, bột màu và dung môi được trộn với nhau tạo thành sơn đồng nhất, phổ biến như sơn men, acrylic và alkyd. Với ưu điểm rất dễ sử dụng nên nó được dùng rất nhiều trong các dự án sơn. Ví dụ như chúng sẽ được dùng trong sơn tường, sơn nội thất và các thiết bị máy móc. Các vật dụng dùng trong thi công sơn 1 thành phần như có thể dụng lăn sơn bằng cọ, con lăn hoặc máy phun, để mang lại lớp sơn bền lâu.
Sơn 2 thành phần
Sơn 2 thành phần là loại sơn mà khi đó 2 thành phần riêng biệt được trộn vào với nhau trước khi được mang ra sử dụng, gồm sơn gốc và chất đóng rắn. Trước khi thực hiện thao tác pha sơn cần lưu ý và nắm được tỷ lệ pha trộn giữa 2 loại để mang lại hiệu quả cao.
Sơn 2 thành phần gồm các loại sơn như epoxy, polyurethane. Với khả năng kháng hóa chất cao nên được ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ, hàng hải vì trong các ngành này đòi hỏi và yêu cầu độ bền rất cao. Ngoài ra, sơn 2 thành phần còn được sử dụng trong các bề mặt chịu mài mòn cao, hay phủ sàn, phủ mặt bàn…
Sơn 3 thành phần
Đối với sơn 3 thành phần thì cần phải trộn các thành phần theo 1 công thức, tỷ lệ chuẩn để có thể thi công và đóng rắn. Thành phần của gốc sơn này là gồm có vật liệu cơ bản, chất làm cứng và chất xúc tác. Ứng dụng của sơn 3 thành phần được dùng trong thương mại và công nghiệp, khi mà yêu cầu có độ bền và khả năng kháng hóa chất cao.
So với 2 loại thành phần kia thì gốc sơn 3 thành phần có ưu điểm hơn khá nhiều, nó làm tăng độ bền, cải thiện khả năng kháng hóa chất, khả năng đóng rắn và tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh đó thì cũng có nhược điểm là sử dụng phức tạp hơn, cần có thiết bị đặc biệt như máy trộn, súng phun, và giá thành cũng cao hơn…
Các loại sơn phổ biến hiện nay
Sơn alkyd
Đây là gốc sơn dùng nhựa alkyd làm chất kết dính. Với nhu cầu mong muốn độ cứng, độ bền, khả năng tạo lên lớp sơn có độ bóng cao. Cho nên sơn alkyd thường được sử dụng trên các bề mặt gỗ, kim loại và gạch xây…
Ngoài ra với các môi trường khắc nghiệt, yêu cầu khả năng kháng hóa chất người ta sẽ dùng sơn alkyd để đáp ứng được những mong muốn đó.
Sơn Epoxy
Đây là sơn 2 thành phần gồm nhựa (sơn gốc) và chất đóng rắn. Trước khi đưa vào sử dụng thì sẽ trộn 2 thành phần này lại với nhau để tạo thành một hỗn hợp hoàn thiện đảm bảo độ bền và cứng.
Ưu điểm rất lớn của sơn epoxy như chúng ta thấy được đó là khả năng chống hóa chất, chống thấm, chống mài mòn và chịu được thời tiết cao nên sẽ được ưu tiên dùng trong các công trình khắc nghiệt. Có khả năng chống thấm nước vượt trội nên được dùng trên bề mặt bê tông, xốp để cản nước, chống ẩm. Bên cạnh đó thì cũng còn hạn chế như khó trong quá trình thi công, có mùi nồng, mất thời gian xử lý…
Sơn polyurethane
Đây là loại sơn được dùng làm chất kết dính, với mức độ cứng, bám dính và linh hoạt, nên rất được ưu ái trong các công trình có bề mặt tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt.
Do ưu điểm của dòng sơn này là chống lại hóa chất, độ ẩm cao, có độ bóng bền, màu sắc ổn định nên sẽ được dùng trong các công trình hàng hải, tàu biển hay ngoài trời để đảm bảo dù thời tiết hay nước cũng ko làm ảnh hưởng nhiều đến lớp sơn trên bề mặt công trình.
Tuy nhiên cũng giống như sơn epoxy, thi công khó hơn một số loại sơn khác và có thể cần kỹ thuật và thiết bị chuyên dụng.
Sơn Acrylic
Sơn Acrylic là một loại sơn gốc nước sử dụng nhựa polymer làm tan chất kết dính, nó làm hòa tan các sắc tố tạo độ bám dính và bền cho sơn. Sơn này được sử dụng khá đa dạng trên các bề mặt khác nhau như tường, trần nhà, đồ gỗ cần độ bóng cao.
Loại sơn này cũng có một số ưu điểm nhất định như khả năng chống nước hoặc pha loãng với nước, giúp làm sạch xà phòng bằng nước, ít mùi…nhưng giá thành cao và lâu khô.
Sơn dầu
Sơn dầu là sơn có gốc dầu, là dầu mỏ, làm dung môi. Với mục đích của loại sơn này là hòa tan nhựa và bột màu, sơn sẽ khô cứng tạo thành một lớp hoàn thiện cứng và bền chắc. Với ưu điểm của sơn gốc dầu là tạo được độ mịn và đều cho bề mặt công trình, và cũng có khả năng chống mài mòn với thời tiết. Tuy nhiên thì cũng còn một số nhược điểm như độc hại và dễ cháy.
Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là sơn sử dụng bột khô tích điện và xử lý dưới nhiệt để tạo thành lớp sơn hoàn thiện cứng, bền trên bề mặt kim loại và chất phủ dạng bột không chứa dung môi thân thiện với môi trường
Bột sơn tĩnh điện thường được làm từ hỗn hợp nhựa, bột màu, chất độn, và dùng súng phun tĩnh điện để phủ sơn lên mặt vật liệu cần sơn và được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, gia dụng, nội thất…với độ bám màu tuyệt vời, chống va đập và mài mòn.
Các hãng sơn phổ biến hiện nay