Chất khử bọt là gì? Phân loại và ứng dụng của chất khử bọt

1. Chất khử bọt là gì?

Trong quá trình sản xuất của nhiều ngành công nghiệp như: chất tẩy rửa, sản xuất giấy, mực in, thực phẩm và xử lý nước thải… thường xuất hiện các bong bóng trắng hay còn gọi là bọt trên bề mặt. Bọt thường được định nghĩa là sự phân tán của bọt khí trong chất lỏng, khi chất khí và chất lỏng trộn lẫn với nhau.

Những lớp bọt này xuất hiện ít hay nhiều đều làm ảnh hưởng đến:

  • Công suất sản xuất: các bể lên men, lò phản ứng và các thiết bị khác nếu xuất hiện bọt sẽ thất thoát do tràn, hệ số của vật liệu sẽ giảm đi rất nhiều.
  • Lãng phí nguyên liệu thô và sản phẩm
  • Chất lượng sản phẩm, giảm tính thẩm mỹ
  • Kéo dài công đoạn: bởi vì các sản phẩm phản ứng hóa học bao gồm khí, chất lỏng, bọt, sẽ gây ra hiện tượng giữ khí, kéo dài thời gian phản ứng, tiêu thụ năng lượng không cần thiết
  • Việc đo lường chính xác các quy trình công nghiệp. Do có bọt nên việc đo của máy móc bị xáo trộn, dẫn đến sai số đo

Vì vậy chất khử bọt là một hóa chất dùng để loại bỏ và hạn chế bọt xuất hiện trong các công đoạn sản xuất hiện nay.

Chất khử bọt là hóa chất thuộc nhóm hóa chất xử lý nước, không gây hại tới môi trường cũng như sức khoẻ con người.

Tính chất của chất khử bọt

– Chất khử bọt tồn tại ở dạng nhũ tương màu trắng

– Tan hoàn toàn trong nước

– Hoạt động được trong môi trường axit, kiềm hoặc môi trường trung tính

– Không bị biến đổi ở nhiệt độ cao

– Không sinh ra chất độc hại với môi trường và ảnh hường đến hệ vi sinh vật

– Không làm thay đổi tính chất hóa lý, độ bền của các sản phẩm

Lớp bọt trên bề mặt dung dịch sinh ra trong quá trình sản xuất

Nguyên lí hoạt động của chất khử bọt

Chất khử bọt hoạt động bằng cách tác động lên bề mặt cục bộ của bong bóng bọt và làm nó vỡ ra. Nguyên lí hoạt động của chất khử bọt cụ thể như sau:

  • Bọt xuất hiện khi khí được đưa vào và ổn định trong dung dịch. Bọt ổn định khi trong dung dịch có chứa chất hoạt động bề mặt làm tăng sức căng gradient ở bề mặt phân cách giữa khí và lỏng.
  • Chất khử bọt hoạt động dựa trên tác động giống như khi cho dầu thực vật hay cồn cao phân tử lên bọt thì chúng sẽ hòa tan trong dung dịch và làm giảm sức căng trên bề mặt.
  • Chất khử bọt sẽ trực tiếp phá vỡ modul đàn hồi thể tích của chất lỏng và làm bong bóng bọt vỡ ra từ từ. Khi sức căng bề mặt giảm, các phân tử xung quanh kéo mạnh nên bọt sẽ bị phá vỡ. Chất khử bọt có tan trong nước nhưng chỉ giới hạn sức tan ở mức độ nhất định, không khuếch tán mạnh nên sức căng bề mặt chỉ giới hạn trong diện tích bề mặt bọt mà không tác động đến các khu vực xung quanh.

2. Phân loại, ứng dụng và hướng dẫn sử dụng chất khử bọt

2.1 Phân loại các chất khử bọt

– Chất khử bọt gốc dầu silicone

Các chất khử bọt gốc silicone là loại khử bọt phổ biến nhất hiện nay
Ưu điểm lớn nhất của nhóm này là tính trơ về mặt hóa học, ổn định trong môi trường nhiệt, tan trong nước và sức căng bề mặt thấp. Nhờ sức căng bề mặt thấp nên chất khử bọt nhóm này có khả năng lan truyền qua bọt nhanh chóng, đánh tan các lớp bọt về mặt và giải phóng không khí bị cuốn vào .
Nhược điểm của gốc silicone này là chỉ nên sử dụng ở các bể xử lí bọt của nước thải, hạn chế sử dụng trong bể kín, nếu sử dụng lâu dài có thể tạo lớp màng silicone mỏng gây tắc nghẽn máy hoặc bể.
Hoá chất khử bọt gốc dầu

– Chất khử bọt gốc cồn béo

Chất khử bọt gốc cồn béo là một sản phẩm nhũ hóa cồn béo cao cấp không chứa dầu và silicone.

Ưu điểm của nhóm cồn béo là có khả năng phân hủy sinh học cao hơn chất khử bọt silicone nên được ưu tiên nhiều hơn trong các bể xử lí bọt của quy trình sản xuất giấy, xử lý nước thải chăn nuôi, sinh hoạt, trong các bể kín

Ngoài ra, chất khử bọt gốc cồn béo còn thích hợp trong các quy trình có nhiều chất phụ gia do chúng có thể phân tán đều trong nước và giảm bớt cặn bọt.

– Chất khử bọt gốc dầu khoáng

Chất khử bọt gốc dầu khoáng là sản phẩm nhũ hóa dầu khoáng và các hợp chất este của

axit béo, các chất kỵ nước.

Ưu điểm của chất khử bọt nhóm này là ở nhiêt độ cao rất bền, ít biến tính và có khả năng chống kiềm tốt được sử dụng nhiều nhất trong các quy trình sản xuất cao su tổng hợp, sản xuất sơn gốc nước, mực in, quy trình nhuộm,….

2.2 Ứng dụng của chất khử bọt

– Trong ngành xử lý nước thải

Trong công đoạn xử lý nước thải tạo ra lớp bọt từ những thành phần có trong nước thải cũng như quá trình sục khí, buộc phải loại bỏ để giảm thiểu tác hại của chất lượng nước thải cũng như tránh ùn tắc bể xử lý.
Chất khử bọt được ứng dụng để xử lý nước thải của các ngành công nghiệp như: sản xuất bột giấy, gỗ, sản xuất máy, dầu cắt gọt dụng cụ, thủy lực,….
Ứng dụng của hoá chất khử bọt
Trong quá trình sản xuất thường xảy ra hiện tượng bọt nổi làm sản phẩm gồ ghề không được láng mịn, tính thẩm mỹ kém. Do đó, chất khử bọt dùng để loại bỏ lớp bọt này, hỗ trợ quá trinh sản xuất và k giảm tính thẩm mỹ của sản phẩm.
2.3 Cách sử dụng chất khử bọt trong xử lý nước
– Bước 1: Có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng chất khử bọt. Pha loãng chất khử bọt trong nước thải khoảng 5-7 lần trước.
– Bước 2: Tiếp tục làm loãng rồi nhỏ giọt nơi nước thải có bọt.
– Bước 3: Nếu lượng bọt nhanh quá và rộng rãi thì lượng dùng nhiều hơn, tăng số lần nhỏ giọt khử bọt để hiệu quả hơn
– Bước 4: Pha chế lượng dùng ở tỷ lệ: 100 – 300 ppm/m3
– Bước 5: Dựa vào độ giảm bọt để điều chỉnh tỉ lệ pha phù hợp, quan sát qua ngoại quan.
Lưu ý khi sử dụng: sử dụng hóa chất và pha chế theo khuyến khích của nhà cung cấp để tạo hiệu quả cao nhất và tối ưu chi phí. Sử dụng găng tay và các thiết bị bảo hộ cần thiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *